Mùa đông lạnh giá- "mùa của mầm bệnh" khi cơ thể rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, dị ứng- đang đến rất gần. Vì thế, để chăm sóc và đảm bảo sức khỏe trong mùa lạnh, các bác sĩ khuyến cáo, ngoài việc giữ ấm, có chế độ sinh hoạt hợp lý, điều quan trọng còn là việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, giúp cơ tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, từ đó tăng chống chọi với cái lạnh.
Mùa đông lạnh lẽo, ngoài việc chú ý mặc ấm, tập thể dục thể thao, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn thường khuyến cáo nên ăn nhiều những thực phẩm chống lạnh để nâng cao khả năng chịu rét cho cơ thể. Những thực phẩm giàu protein, carbohydrates và chất béo là sự lựa chọn đầu tiên giúp bạn chống rét. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng để cơ thể chống chọi được với sự lạnh giá của mùa đông thì việc tăng cường nạp năng lượng cho cơ thể, đúng nhưng chưa đủ. Cơ thể không những cần được giữ ấm mà còn phải được gia tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch để vượt qua được những loại bệnh thông thường hay gặp trong thời tiết thất thường của mùa đông.
Trẻ em và người lớn... chống lạnh nhờ vitamin và khoáng chất
Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định tăng cường hấp thụ thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất là phương cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong đó được khuyến cáo tăng cường hấp thụ là vitamin C- được biết đến để tăng cường hệ miễn dịch vì nó có tác dụng là một chất chống oxy hóa mạnh;Vitamin E có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chống căng thẳng, mệt mỏi, Vitamin B2 có tác dụng tăng khả năng chịu lạnh, thích ứng với môi trường ở nhiệt độ thấp…
Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật
Tuy nhiên, được ưu ái nhắc đến và được đánh giá là vi chất “vàng” trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, rất cần cho một sức khỏe dẻo dai trong mùa đông là vitamin A. Theo bác sĩ David Katz – người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Phòng bệnh thuộc Đại học Yale, Mỹ: Vitamin A sẽ giữ cho các màng chất nhầy luôn ẩm và khỏe mạnh, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp giảm nguy cơ bệnh tật. Các nghiên cứu cũng chứng minh thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ. Mới đây người ta còn phát hiện vitamin A có khả năng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng chống bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, vitamin A được chứng minh đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhìn thấy của mắt, bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết. Khi thiếu vitamin A, biểu mô và niêm mạc bị tổn thương; tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù lòa.
Dầu gấc có chứa hàm lượng rất cao beta caroten (tiền vitamin A)
Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể tuy nhiên, điều đáng quan ngại là cơ thể không tự tổng hợp được vitamin A mà phải được cung cấp từ các nguồn bên ngoài như thực phẩm hoặc viên vitamin bổ sung.
Tuy nhiên, cả hai cách này đều khá phức tạp. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên bổ sung Vitamin A thông qua chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu Vitamin A như các thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, thịt, cá, trứng, sữa… trong các loại củ, quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài… và đặc biệt là trong các loại rau xanh như rau dền, rau muống, rau ngót… Dù vậy, không phải ai cũng có đủ thời gian và điều kiện để chế biến thực đơn với đầy đủ các loại thực phẩm này. Chưa kể vitamin A lại mất đi lượng đáng kể trong khi đun nấu nên lượng vitamin A cơ thể thực sự hấp thụ được không đáng kể.
Mọi chi tiết về caroten tiền tố của vitamin A liên hệ seowebsitenhanhvn
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa